Service: 0707 22 11 05 - SĐT: (+84) 913 550 843   

Thành công từ tủ điện Prisma iPM, Đạt Vĩnh Tiến khẳng định vị thế hàng đầu

Nguồn: Báo Dân Trí

http://bit.ly/2WbVBek

Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Schneider Electric, công ty Đạt Vĩnh Tiến đã sản xuất thành công nguyên mẫu tủ điện hạ thế Prisma iPM, vượt qua các yêu cầu về quy trình sản xuất cũng như tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để sẵn sàng đưa vào sản xuất thương mại trong tháng 5/2019. Đây là một thành công lớn của nhà sản xuất tủ điện nội địa “Được” nhiều quý đối tác lớn Quốc tế trao mặt gửi vàng tại Việt Nam.

 

Ngày 17/5 vừa qua là cột mốc đáng nhớ nhất của Đạt Vĩnh Tiến trong chặng đường 10 năm hợp tác thành công và tăng trưởng song phương giữa công ty Đạt Vĩnh Tiến và Schneider Electric khi chính thức thương mại hóa tủ điện hạ thế Prisma iPM, góp phần đưa công ty Đạt Vĩnh Tiến trở thành nhà cung cấp sản phẩm tủ bảng điện hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.


 Ông Nguyễn Trần Thanh Long, Tổng giám đốc công ty Đạt Vĩnh Tiến

 

Ông Nguyễn Trần Thanh Long, Tổng giám đốc công ty Đạt Vĩnh Tiến cho biết: “Đây là mốc phát triển đáng nhớ của công ty Đạt Vĩnh Tiến trong hành trình 10 năm hợp tác và phát triển với đối tác hàng đầu thế giới Schneider Electric. Sản phẩm tủ điện hạ thế Prisma iPM sản xuất theo công nghệ của Schneider Electric đảm bảo tiêu chí an toàn cao nhất, có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng trong nhiều lĩnh vực, giúp củng cố vị thế hàng đầu của chúng tôi trong cung ứng các thiết bị tủ điện trên thị trường, góp phần vào đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng của đất nước”.

 

Tủ điện hạ thế Prisma iPM dạng module của Schneider Electric do công ty Đạt Vĩnh Tiến sản xuất được chứng nhận hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 61439 1&2, bảo đảm môi trường điện an toàn tối ưu. Sản phẩm có vỏ tủ dày 2 mm cho khả năng chịu được động đất, đồng thời đạt cấp độ bảo vệ cơ khí lên đến IK10. Tủ có khả năng chống nước và chống bám bụi đạt mức IP54 cùng bề mặt chống ăn mòn. Prisma iPM có thể ứng dụng đa dạng trong nhiều công trình kiến trúc khác nhau, từ trung tâm chăm sóc sức khỏe, trung tâm mua sắm, khách sạn...

 

"Với việc Đạt Vĩnh Tiến được chuyển giao công nghệ thành công, thì sản phẩm do chúng tôi sản xuất sẽ mang nhiều lợi thế, đặc biệt là giá cả cạnh tranh, vấn đề vận chuyển, đóng gói được rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí và thời gian giao hàng đáng kể," ông Long nhấn mạnh.
Để đạt được thành công bước đầu của hợp tác với đối tác Schneider Electric, công ty Đạt Vĩnh Tiến cũng trải qua nhiều khó khăn mà theo ông Long, đó là quy trình kiểm soát chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của Schneider Electric rất nghiêm ngặt, theo đúng tiêu chuẩn của toàn cầu. “Trong vòng 6 tháng, chúng tôi đã tập trung nguồn lực tốt nhất của mình và vận hành sản xuất sản phẩm từ thử nghiệm tới hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng mọi tiêu chuẩn toàn cầu của Schneider Electric, sẵn sàng cho sản xuất thương mại", ông Long nói.


 Đạt Vĩnh Tiến đã sẵn sàng sản xuất thương mại tủ điện hạ thế Prisma iPM từ tháng 5/2019

Người đứng đầu Đạt Vĩnh Tiến cũng thừa nhận, không chỉ công ty ông mà nhiều đơn vị khác khi tiếp nhận công nghệ mới bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn với những yêu cầu khắt khe của bên chuyển giao. Nhưng từ đó, chúng ta lại học được rất nhiều.

 

"Chúng tôi học được nhiều điều từ Schneider Electric qua sự chuyển giao công nghệ, đó chính tính chuyên nghiệp, chi tiết trong quy trình kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của từng hạng mục gần như nhỏ nhất. Có thể trước đây với người Việt Nam, hay đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì những chuyện đó xem như rất đơn giản, không quan trọng, nhưng thực sự nó lại đóng vai trò quyết định dẫn đến độ an toàn và thẩm mỹ, chất lượng của sản phẩm. Đó là vấn đề cốt lõi của sản phẩm trong thời buổi công nghệ 4.0", ông Long nhấn mạnh.


Hợp tác với đối tác hàng đầu thế giới để nâng tầm thương hiệu

 
Theo ông Long, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong sản xuất chất lượng cao, đối với Đạt Vĩnh Tiến cũng không ngoại lệ. Do đó, việc được hợp tác với những tập đoàn lớn như Schneider Electric không chỉ để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mà còn để từng bước phát triển nhanh hơn, tiếp thu công nghệ tiên tiến nhanh hơn.

 

Trước khi nhận được chuyển giao từ Schneider Electric, Đạt Vĩnh Tiến cũng đã là một doanh nghiệp cung cấp tủ điện hàng đầu các sản phẩm tủ điện nội địa. Năm 2018, Đạt Vĩnh Tiến đạt được chứng nhận Type Test KEMA 6300A, 100KA, IP43, Form 4B gần như cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, người đứng đầu công ty này nhận ra rằng, ngoài những nỗ lực của chính bản thân công ty thì cũng cần sự kết hợp với những đối tác, tập đoàn toàn cầu giống như Schneider thì mới có thể tiến xa, giúp công ty phát triển nhanh hơn và hòa nhập vào thị trường của khu vực tốt hơn.

 

"Chúng tôi nhận định rằng ngoài việc nhận được sản phẩm có thương hiệu Schneider Electric thì Đạt Vĩnh Tiến cũng từng bước học hỏi được quy trình sản xuất để nâng cao thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu cao của nhiều khách hàng lớn. Hợp tác này còn nâng Đạt Vĩnh Tiến lên một tầm mới về cả quy mô và suy nghĩ về chất lượng và thương hiệu," ông Long nhấn mạnh.
Ông cũng chia sẻ, chiến lược của Đạt Vĩnh Tiến sắp tới sẽ phát triển mạnh sản phẩm Prisma iPM, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Schneider Electric để có thể nhận được chuyển giao thêm nhiều sản phẩm khác tương tự hoặc cao cấp hơn.


 
Ông Sử Ngọc Danh, Phó tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam (trái) trao chứng nhận sản xuất tủ điện Prisma iPM cho Đạt Vĩnh Tiến.


Đánh giá về những nỗ lực của Đạt Vĩnh Tiến trong 6 tháng vừa qua, ông Sử Ngọc Danh, Phó tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam, chia sẻ: “Prisma iPM là dòng sản phẩm cao cấp và trọng yếu của Schneider Electric. Quy trình chọn lựa đối tác của Schneider Electric rất khắt khe bắt đầu từ việc đánh giá tiềm năng của đối tác, lập dự án chuyển giao công nghệ, đánh giá quy mô của đối tác, đánh giá năng lực sản xuất và năng lực quản lý chất lượng. Đối tác này phải qua 2 vòng phê duyệt: đầu tiên là sự phê duyệt của Schneider Electric tại Việt Nam, và sau đó phải được sự phê duyệt của Schneider Electric tại Pháp. Chúng tôi chỉ chuyển giao công nghệ cho đối tác chỉ khi được phê duyệt qua hai khâu”.

 

“Chúng tôi đã hợp tác với nhau từ năm 2009 và đã có nhiều thành công cũng như phát triển song phương. Đạt Vĩnh Tiến là một trong số hiếm hoi những đối tác tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chúng tôi về năng lực sản xuất và năng lực quản lý chất lượng,” ông Danh khẳng định.

 

Hiện nay, ngoài nhà máy chính với diện tích 13.000m2 ở Long An, Đạt Vĩnh Tiến cũng đang xây dựng nhà máy mới với diện tích gần 10.000m2, nâng tổng diện tích lên trên 20.000m2 vào cuối năm nay, trở thành nhà sản xuất tủ điện có quy mô và tầm cỡ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực.